Lịch sử Kinh_tế_México

Sau 5 thập kỷ rối loạn chính trị kể từ khi giành được độc lập, 4 chính quyền liên tục của tổng thống Porfirio Díaz trong suốt 1/4 thế kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 vẫn đã làm cho kinh tế México tăng trưởng mạnh mẽ. Kinh tế tăng trưởng được là nhờ đầu tư nước ngoài và người nhập cư Châu Âu, sự phát triển mạng lưới đường sắt hiệu quả và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Năm 1900, GDP bình quân đầu người của México tương đương với của ArgentinaUruguay, gấp gần ba lần của BrasilVenezuela.[16] Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 1876-1910 đạt 3,3%.[17] Sự đàn áp và gian lận chính trị, sự bất bình đẳng tăng lên cực độ do hệ thống phân phối đất đai latifundios trong đó những đồn điền rộng lớn thuộc sở hữu của một số ít người, nhưng được canh tác bởi hàng triệu người nông dân chỉ được trả lương không xứng đáng và sống trong điều kiện tồi tàn, đã dẫn tới cuộc Cách mạng México (1910-1917), một cuộc xung đột vũ trang dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ về chính trị, xã hội, văn hoá và cơ cấu kinh tế trong thế kỷ 20 theo hướng dân chủ xã hội. Tuy nhiên, cuộc nội chiến đã để lại hậu quả nặng nề về kinh tế và dân số. Việc tái thiết đất nước đã diễn ra trong các thập kỷ tiếp theo.

Thời kỳ 1930-1970 được các sử gia kinh tế gọi là "Thần kỳ Mexico". Đây là thời kỳ mà tăng trưởng kinh tế dựa vào chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Các ngành công nghiệp trong nước được bảo hộ và thúc đẩy. Với chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, México đã có sự bùng nổ kinh tế, các ngành công nghiệp của nước này nhanh chóng mở rộng sản xuất.[18] Thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế bao gồm phân phối miễn phí đất cho nông dân theo khái niệm ejido, quốc hữu hóa dầu mỏ và các công ty đường sắt, việc giới thiệu các quyền lợi xã hội vào hiến pháp, sự ra đời của công đoàn lớn và nhiều ảnh hưởng, và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Trong khi dân số tăng gấp đôi từ năm 1940 đến năm 1970, GDP bình quân đầu người tăng lên sáu lần.[19]

Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã phát huy hiệu quả cực điểm vào những năm 1960. Trong những năm 1970, các chính quyền của EcheverríaLópez Portillo đã cố gắng đưa các nội dung phát triển xã hội vào chương trình nghị sự của mình. Điều này đã làm tăng chi ngân sách nhà nước. Nhờ việc phát hiện các mỏ dầu lớn vào lúc giá dầu tăng cao và lãi suất quốc tế lại xuống thấp - thậm chí xuống mức âm - chính phủ đã quyết định đi vay trên các thị trường vốn quốc tế để đầu tư vào các công ty dầu mỏ quốc doanh, với hy vọng sẽ tạo ra nguồn thu nhập lâu dài để thúc đẩy phúc lợi xã hội. Thực tế, cách làm này đã cho phép tăng đáng kể chi tiêu công cộng[18], và tổng thống López Portillo đã tuyên bố rằng đã đến để học cách "quản lý sự thịnh vượng".[20] México đã mạnh tay mở rộng việc sản xuất dầu mỏ, biến họ trở thành nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tư trên thế giới.[21]

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm theo từng thời kỳ
President Cárdenas
190019293,4%
192919454.2%
194519726,5%
197219815.5%
198119961,5%
199520005,1%
Nguồn:[18][22]

Trong giai đoạn 1981-1982, thế giới đã có những thay đổi đột ngột: giá dầu mỏ giảm do sản xuất thừa và lãi suất tăng. Năm 1982, tổng thống López Portillo ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, đã quyết định ngưng thanh toán nợ nước ngoài, phá giá đồng peso và quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng, cùng với nhiều ngành công nghiệp khác đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng, nhất là ngành luyện thép. Trong khi chiến lược thay thế nhập khẩu đã tạo ra một thời đại công nghiệp hóa trong những thập kỷ trước, thì trong những năm 1980 việc bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước suốt một thời gian dài đã tạo ra một khu vực công nghiệp kém cạnh tranh và năng suất thấp.[18]

Tổng thống de la Madrid là người đầu tiên trong hàng loạt các tổng thống bắt đầu triển khai thực hiện cải cách theo đường lối của chủ nghĩa tự do mới. Sau cuộc khủng hoảng năm 1982, những người cho vay không còn muốn quay lại México, và để củng cố cán cân vãng lai, chính phủ cực chẳng đã đành phá giá tiền tệ, dẫn tới nạn lạm phát chưa từng thấy,[18] mà mức lạm phát cao lịch sử là vào năm 1987 tới 159,7%.[23]

Bước đi đầu tiên trong quá trình tự do hoá thương mại là việc MéxicoHiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) vào năm 1986. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống Salinas, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được tư nhân hóa. Năm 1992, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ đã được ký giữa Hoa Kỳ, CanadaMéxico, và sau đó ký thêm hai lần bổ sung thêm về các tiêu chuẩn về môi trườnglao động. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Salinas cũng đã áp dụng việc kiểm soát chặt chẽ giá cả và tăng lương tối thiểu từng mức nhỏ qua đàm phán với công đoàn lao động nhằm mục đích kiềm chế lạm phát. Mặc dù thành công trong việc giảm lạm phát, nhưng chiến lực của ông đã dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chỉ đạt 2,8% một năm.[18] Hơn nữa, do chính sách cố định tỷ giá, đồng peso trở nên bị định giá quá cao, trong khi chi tiêu tiêu dùng tăng lên, khiến cho thâm hụt tài khoản vãng lai lên đến 7% GDP vào năm 1994. Thâm hụt được bù đắp bằng thu từ phát hành tesobonos một loại công cụ nợ được bảo hiểm thanh toán bằng đô la Mỹ.[24] Cuộc nổi loạn Chiapas, vụ ám sát ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền, Luis Donaldo Colosio và ám sát Tổng bí thư của Đảng và anh em của trợ lý-Tổng chưởng lý José Francisco Ruiz Massieu trong năm 1994, đã làm bất an nhà đầu tư. Họ ồ ạt bán tháo tesobonos, khiến cho Ngân hàng Mexico cạn kiệt dự trữ ngoại hối,[24] trong khi đó đầu tư gián tiếp, chiếm đến 90% tổng số vốn đầu tư chảy vào México, đã đi ra khỏi đất nước nhanh cũng như khi chúng đã đi vào.[18] Tình hình buộc chính quyền mới của Zedillo buộc phải từ bỏ việc cố định tỷ giá. Giá trị đồng peso đã bị mất giá và đất nước đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trong tháng 12 năm 1994. Sự phát triển vượt bậc trong xuất khẩu, cũng như gói cứu trợ quốc tế thực hiện bởi tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, đã giúp làm nhẹ bớt cho cuộc khủng hoảng. Trong chưa đầy 18 tháng, nền kinh tế đã được phát triển trở lại, và tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm 5,1% vào giữa những năm 19952000.[18]

Tổng thống Zedillo và tổng thống Fox tiếp tục đường lối tự do hoá thương mại và trong thời gian họ cầm quyền, México đã ký kết một số FTA với các nước Mỹ Latinh và các nước Châu Âu, Nhật BảnIsrael, và cả hai ông đều cố gắng để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, México đã trở thành một trong những nền kinh tế mở cửa lớn nhất thế giới về mặt thương mại, và nền kinh tế chuyển dịch cơ bản theo hướng phù hợp. Tổng giao dịch thương mại với Hoa KỳCanada tăng gấp ba lần, và tổng số xuất khẩunhập khẩu gần như tăng gấp bốn lần vào giữa những năm 19912003.[25] Bản chất của đầu tư nước ngoài cũng đã thay đổi từ gián tiếp sang đến trực tiếp (FDI).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_México http://www.g7.utoronto.ca/g20/20031026_cs_mex.pdf http://www.americaeconomia.com/PLT_WRITE-PAGE.asp?... http://www.citigroup.com/citigroup/corporate/histo... http://portal.eiu.com/index.asp?layout=displayIssu... http://portal.eiu.com/index.asp?layout=displayIssu... http://portal.eiu.com/index.asp?layout=displayIssu... http://www.encyclopedia.com/doc/1E1-ejido.html http://www.forbes.com/lists/2008/18/biz_2000global... http://www.frontenet.com/juarez/ppal.cfm?num=14028... http://www.iie.com/publications/chapters_preview/3...